Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng

Admin

“Mình khởi nghiệp từ cây kéo ở nhà …”, nữ sáng lập Maypaperflower Phan Ngọc Hiếu chia sẻ về bước đầu trên chặng đường startup của bản thân.

Phan Ngọc Hiếu (SN 1989, TP Huế) tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng có 8 năm làm việc trong ngành ngân hàng. Năm 2020, Hiếu quyết định nghỉ việc, bắt tay vào chặng đường khởi nghiệp của bản thân và trở thành nhà sáng lập của Maypaperflower – thương hiệu hoa giấy lấy cảm hứng từ làng nghề truyền thống 300 năm tuổi.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 1.

Phan Ngọc Hiếu - Nhà sáng lập của Maypaperflower.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 2.

Thanh Tiên (xã Phú Mậu, TP Huế) là làng nghề 300 năm tuổi nổi tiếng với nghề hoa giấy thủ công. Như một cơ duyên, trong chuyến du lịch đến Thanh Tiên, cô nhân viên ngân hàng Phan Ngọc Hiếu đã bị hớp hồn bởi những bông hoa đỏ vàng được các nghệ nhân tỉ mẩn làm ra bằng bàn tay khéo léo.

Nghề làm hoa giấy thủ công cũng lắm công phu. Công đoạn biến những tờ giấy khô cứng “bung hoa” phải trải qua nhiều thao tác kỳ công và tỉ mỉ. Hiếu mô tả, để làm được một cành hoa, thợ thủ công phải chọn những cành tre tốt rồi đem chẻ nhỏ, vót mỏng, phơi khô để làm thân hoa, nhuỵ hoa được "thụt lõi" thân cây sắn.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 3.

“Điều đặc biệt ở hoa giấy Thanh Tiên là rất thân thiện với môi trường và nghề làm hoa giấy cũng là nghề truyền thống lâu đời. Mình đặt ra nhiều câu hỏi làm thế nào để lan tỏa, phát triển nghề làm hoa này vươn xa hơn”, Hiếu kể về cái duyên đầu tiên với làng nghề Thanh Tiên.

Hiếu cũng tâm sự nghề làm hoa giấy thủ công ở Thanh Tiên gắn liền với tục thờ cúng Táo Quân của người dân. Cứ đến dịp tháng 10 âm lịch, “vụ” hoa giấy ở Thanh Tiên mới bắt đầu. Chính vì sinh kế bấp bênh nên nhiều gia đình ở làng Thanh Tiên thời điểm đó đã lựa chọn công việc này là công việc phụ ngoài việc làm đồng áng ra

“Sau lần tham quan đó, mình đã mày mò để tập làm hoa giấy lấy cảm hứng từ làng hoa Thanh Tiên nhưng có phần sáng tạo hơn để tạo nên những bông hoa mang nét hiện đại. Thời điểm đó, đơn giản mình chỉ tò mò và muốn trải nghiệm nhưng lại được bạn bè khen nên mình đã có những “khách hàng” đầu tiên như thế. Lúc đó mình chỉ nghĩ làm để thỏa mãn niềm đam mê của bản thân”, Phan Ngọc Hiếu chia sẻ.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 4.

Sau đó, dịch Covid-19 ập đến, Hiếu từ TP.HCM cùng con gái trở về quê ở Huế vừa tránh dịch. Nhưng lại như một cơ duyên, Phan Ngọc Hiếu thời điểm đó lại có nhiều thời gian để nghiên cứu về hoa giấy.

“Sau đó mình quyết định nghỉ việc hẳn ở ngân hàng để chuyên tâm làm hoa giấy. Quyết định ấy không dễ, ba mẹ mình phản đối vì muốn mình tiếp tục với một công việc ổn định thay vì đổi hướng sự nghiệp. Nhưng chồng và chị gái mình lại ủng hộ. Thế là mình tiếp tục nghiên cứu về hoa giấy Thanh Tiên, làm sao vừa đưa đến những sản phẩm phù hợp thị hiếu hiện đại vừa giữ gìn được nét truyền thống trong từng bông hoa”, Ngọc Hiếu nhớ lại.

Maypaperflower trở thành tên thương mại của dòng sản phẩm hoa giấy nghệ thuật có cảm hứng từ làng nghề Thanh Tiên. “May tiếng Anh là tháng Năm, là tên con gái của mình. Khi làm hoa giấy và xây dựng thương hiệu, mình quyết định lấy tên con gái đặt cho dòng hoa này”.

Ở từng sản phẩm Maypaperflower, người ta thấy được sự tinh tế trong từng chi tiết qua từng cành, lá, nhụy hoa... bị hấp dẫn bởi sự sáng tạo, dung hợp và lồng ghép các nét truyền thống kết hợp với mỹ thuật đương đại. Điều đó không chỉ khiến Maypaperflower là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, của những giá trị cổ xưa và sắc màu, sự lãng mạn, thi vị của một sản phẩm thủ công mang những yếu tố nghệ thuật đương đại.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 5.

Hiếu kể: “Nói ra có thể mọi người sẽ không tin nhưng mình khởi nghiệp từ cây kéo ở nhà. Cứ bán được sản phẩm nào, mình lại lấy đó làm vốn, đi mua nguyên liệu rồi tiếp tục làm ra sản phẩm khác. Sản phẩm của Maypaperflower lấy cảm hứng sáng tạo từ làng Thanh Tiên nhưng mang nét hiện đại nhiều hơn. ”

Năm 2020, hai chị em Phan Ngọc Hiếu và Phan Ngọc Hương mang sản phẩm hoa giấy nghệ thuật thương hiệu Maypaperflower tham dự cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Thừa Thiên – Huế và được trao giải A. Một năm sau, 2021 Công ty TNHH thương mại và dịch vụ INNODIR ra đời với ngành nghề chủ lực là sản xuất và kinh doanh hoa giấy nghệ thuật truyền thống.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 6.

Sau khi lập công ty, Ngọc Hiếu quyết định quay trở lại làng Thanh Tiên gặp một số nghệ nhân, vừa xin góp ý thêm cho các sản phẩm hoàn thiện hơn, vừa ngỏ ý hợp tác thực hiện một số công đoạn của từng loại sản phẩm, cũng như kế hoạch tiếp cận các thị trường lớn.

Cùng lúc, Ngọc Hiếu tuyển thêm nhân viên về đào tạo, trở thành thợ làm việc cho công ty. Hiếu đóng bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng lao động dài hạn cho những nhân viên làm việc lâu dài và hợp đồng thời vụ với các nhân viên thời vụ; mua thiết bị máy móc về gia công, hỗ trợ những công đoạn sản phẩm không dùng tay để đảm bảo đáp ứng cho các đơn hàng.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 7.

“Mình mang từng sản phẩm của mình đi các cửa hàng, các hội chợ để giới thiệu. May mắn là ngay từ khi ra đời Maypaperflower đã được đón nhận. Một số trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM, nhiều khách sạn, văn phòng, công sở cũng đặt mua sản phẩm hoa giấy để làm quà tặng hay trưng bày, trang trí. Đó cũng là những động lực để mình tiếp tục theo đuổi, sáng tạo, mở rộng thị trường. Và bất ngờ hơn cả là đơn hàng đầu tiên đi xuất khẩu nước ngoài cũng từ những gian hàng ở hội chợ” , Hiếu nhớ lại.

Điểm đến của đơn hàng đầu tiên ra thị trường quốc tế là nước Anh. Vui mừng khi những bông hoa giấy của mình sẽ được “khoe sắc” ở ngoài lãnh thổ Việt Nam chưa được bao lâu, Hiếu nhận ra rằng để xuất khẩu ra nước ngoài đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng sản phẩm.

“Từ nguồn gốc của nguyên liệu đến điều kiện làm việc của người lao động đều được kiểm tra chặt chẽ. Vì thế để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Maypaperflower sử dụng nguồn giấy nhập khẩu từ những vùng trồng rừng bền vững (FSC) và những nguyên liệu hướng tới sự phát triển xanh và giảm rác thải ra môi trường”

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 8.

Tuy nhiên, đơn hàng đầu tiên của Maypaperflower đã bị mã Đỏ khi làm thủ tục xuất khẩu qua cửa hải quan.

Cụ thể, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành phân luồng để quản lý và tiến hành các thủ tục thông quan. Việc phân luồng được thực hiện với 3 luồng Xanh – Vàng – Đỏ. Trong đó, luồng Xanh được Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; l uồng Vàng yêu cầu k iểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.; luồng Đỏ yêu cầu kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

“Lúc đó thực sự rất sợ. Vì lần đầu tiên có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài nên lóng ngóng mọi bề. Bên hải quan báo rằng vì lần đầu tiên có đơn hàng xuất khẩu về hoa giấy nên phải kiểm tra kỹ lưỡng. May mắn qua một ngày, đơn hàng đã được thông quan", Ngọc Hiếu kể lại.

Đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của Maypaperflower đã xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên đến năm nước là Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Úc và Ý. Hiếu chia sẻ đây chỉ mới là những đơn hàng đầu tiên nhưng là một dấu ấn trong hành trình nỗ lực đưa sản phẩm Việt vươn ra quốc tế, góp phần minh chứng rằng tài năng và giá trị của người Việt Nam nói chung và Huế nói riêng được công nhận.

“Maypaperflower được thành lập chính thức từ năm 2021 với một căn phòng nhỏ 4m2, chỉ có 2 thành viên. Và sau một thời gian dài ấp ủ, May dần lớn hơn với xưởng diện tích 350m2 cùng gần 20 thành viên đã chính thức hoàn thiện” , nhà sáng lập Maypaperflower tự hào về chặng đường đã qua.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 9.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 10.

Cuối tháng 9 vừa qua, người sáng lập Maypaperflower Phan Ngọc Hiếu đã tổ chức chuỗi sự kiện “Người đơm hoa giấy: Từ làng nghề truyền thống đến hiện đại”.

Tại buổi tọa đàm khai mạc chuỗi sự kiện, nghệ nhân Trần Phú, người có hơn 50 năm gắn bó với nghề làm hoa giấy Thanh Tiên đã chia sẻ: “Nghề làm hoa giấy cực công chuẩn bị cả năm, nắng mưa dãi dầu chỉ để bán trong nửa tháng. Hoa giấy Thanh Tiên cũng dần được nâng cao giá trị, không chỉ có loại hoa truyền thống dùng thờ cúng và tâm linh, mà còn giúp thế hệ trẻ sáng thêm để chuyển sang những bông hoa nghệ thuật tinh xảo, sử dụng trong các không gian cao cấp và xuất khẩu ra nước ngoài”.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 11.

Nghệ nhân Trần Phú (đứng ngoài cùng bên trái).

Cho đến nay, Maypaperflower có 107 mã sản phẩm đáp ứng được hầu hết sở thích của khách hàng ở từng lứa tuổi và vùng miền như: Hoa hồng, hoa cúc, thược dược, mẫu đơn, thủy tiên, hướng dương, linh lan, cúc châu Phi, cúc Mỹ, hoa nghệ tây, hoa oải hương, cẩm chướng, sen trắng, sen hồng... Các sản phẩm mang thương hiệu Maypaperflower cũng đã nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng trong nước và quốc tế.

Những bông hoa ở Maypaperflower: Chuyến du lịch về làng nghề 300 tuổi xứ Huế và quyết định startup làm hoa giấy thủ công xuất khẩu của cựu nhân viên ngân hàng- Ảnh 12.

“Mình vẫn còn nhiều điều đang muốn hoàn thiện trong mô hình kinh doanh vì mới khởi nghiệp được 3 năm nên cần phải học hỏi và đúc rút kinh nghiệm rất nhiều nữa. Mấu chốt để May với thương hiệu Maypaperflower thành công như ngày hôm nay là sự tôn trọng với giá trị truyền thống và sự chỉn chu, là điều kiện tiên quyết trong mọi hoạt động kinh doanh của mình”, Phan Ngọc Hiếu khẳng định.