Các chuỗi gym liên tiếp đóng cửa, CEO 25Fit chỉ ra thực trạng ngành công nghiệp thể hình Việt Nam từng được đánh giá "chực chờ bùng nổ"

Admin

Theo 25Fit thị trường fitness vẫn rất tiềm năng, đặc biệt với xu hướng ngày càng tăng về sức khỏe và lối sống lành mạnh. Nhu cầu tập luyện và chăm sóc sức khỏe đang trở nên phổ biến hơn.

Liên tiếp những phòng gym thông báo đóng cửa. Mới nhất, Fit24 có động thái tương tự sau 12 năm hoạt động. Nguyên nhân chuỗi đưa ra do nhiều lý do khách quan bất khả kháng. Và đáng nói, năm 2022, số liệu vẫn cho thấy doanh thu của Fit24 đạt hơn 39 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm trước. Bên cạnh đó thì lợi nhuận của chuỗi phòng gym này cũng đã được cải thiện, dù vẫn phải chịu lỗ những đã giảm bớt so với những năm trước.

Trước thực tế này, các chuyên gia cho rằng thị trường ngành gym tại Việt Nam tuy hấp dẫn, nhưng cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Một số ý kiến còn nhận định thị phần đang dần rơi vào tay các “ông lớn”.

Dưới góc độ người trong cuộc, đại diện chuỗi 25Fit trong chia sẻ gần đây cho biết: “C ó thể nói rằng thị trường đang diễn ra sự tái cấu trúc, khi mà những chuỗi fitness không đủ sức cạnh tranh hoặc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ phải rút lui. Điều này có thể dẫn đến xu hướng tập trung vào một vài thương hiệu mạnh, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các thương hiệu nhỏ hơn với những ngách thị trường đặc thù và dịch vụ chất lượng ”.

Hiện, thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các chuỗi gym lớn và sự gia nhập của các mô hình fitness mới như trực tuyến hay các phòng tập nhỏ hơn với dịch vụ chuyên biệt. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với biến động về kinh tế, ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Song, theo 25Fit thị trường fitness vẫn rất tiềm năng, đặc biệt với xu hướng ngày càng tăng về sức khỏe và lối sống lành mạnh. Nhu cầu tập luyện và chăm sóc sức khỏe đang trở nên phổ biến hơn.

Thị trường fitness Việt Nam từng được nhận định là một trong những thị trường sôi nổi bậc nhất Đông Nam Á. Minh chứng, Nikkei Aisia Review trong một bài viết năm 2019 đã nhắc tới Việt Nam và Campuchia là hai thị trường "chực chờ bùng nổ" ngành công nghiệp thể hình.

Nghiên cứu từ Statista, Việt Nam có khoảng 600 phòng tập và câu lạc bộ thể dục thể hình. Quy mô ngành đạt giá trị 400 triệu USD từ năm 2020, dự báo tăng bình quân mỗi năm 14% trong giai đoạn 2021–2025. Nhu cầu và thói quen tập luyện đang gia tăng của người dân thu hút cả nhà đầu tư nội địa lẫn chuỗi nước ngoài. Mới đây, chuỗi Anytime Fitness đã chính thức tham gia thị trường Việt Nam.

Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực và nằm trong tốp 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Nhiều người tìm đến phòng tập để giảm cân, giảm mỡ, lấy lại vóc dáng chứ chưa xem đây là việc cần làm mỗi ngày.

Hay báo cáo về thị ngành gym của Vietdata cũng nhận đinh, ngành gym Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 20%.

Ra mắt vào năm 2019, 25FIT được biết tới là hệ thống phòng tập công nghệ EMS (sử dụng công nghệ EMS (Electrical Muscle Stimulation - Kích thích cơ bắp bằng xung điện) đầu tiên tại Việt Nam.

Trải qua 5 năm phát triển, 25FIT đã có tổng cộng 18 phòng tập (9 phòng tập ở TP.HCM; 8 phòng tập ở Hà Nội và 1 cơ sở ở Bình Dương).

Nói về lo ngại tái cấu trúc ngành và rủi ro cạnh tranh, ông Hoàng Nghĩa Quang Hưng - CEO 25FIT cho biết: "Bản thân 25FIT không đứng ngoài những khó khăn, thách thức của thị trường ngành gym nói chung. Chính bởi những khó khăn chung của thị trường, chúng tôi cần tìm ra giải pháp, lối đi riêng .