Định hướng phát triển nền kinh tế carbon thấp ở Việt Nam từ các chuyên gia

Admin

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu khí thải carbon và xây dựng nền kinh tế bền vững thông qua các chính sách xanh, công nghệ tiên tiến và nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng tới một tương lai xanh và bền vững.

Tình hình carbon tại Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong việc kiểm soát và giảm thiểu khí thải carbon do sự phát triển kinh tế nhanh chóng và sự gia tăng của các ngành công nghiệp và giao thông. Theo số liệu từ các cơ quan nghiên cứu môi trường, lượng khí thải carbon tại Việt Nam đang tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi mức độ ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng.

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam) diễn ra vào ngày 2/8 tại Tp.HCM đã đưa ra số liệu khảo sát, có đến 94% người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thiểu khí thải để phát triển bền vững, nhưng cũng có tới 45% cho rằng việc áp dụng các biện pháp giảm thải là rất khó khăn do thiếu nguồn lực và chính sách hỗ trợ.

Chính vì những khó khăn này đã một phần ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình xanh hóa môi trường tại Việt Nam.

Định hướng phát triển nền kinh tế carbon thấp ở Việt Nam từ các chuyên gia- Ảnh 1.

Các chuyên gia thảo luận về nền kinh tế carbon thấp và sự chuyển đổi tại Việt Nam ở Hội nghị ngày 2/8. (Ảnh: BTC).

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là về biến đổi khí hậu.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định cụ thể về lộ trình và các biện pháp để hướng tới xây dựng một nền kinh tế carbon thấp.

Sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết cùng cộng đồng quốc tế đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đang xây dựng các lộ trình và ban hành các chính sách pháp luật liên quan.

Ví dụ, Chính phủ đang xem xét sửa đổi Nghị định 08 về hướng dẫn và quy định chi tiết một số điều thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đặc biệt là các chính sách liên quan đến quản lý rác thải.

Định hướng phát triển nền kinh tế carbon thấp ở Việt Nam từ các chuyên gia- Ảnh 2.

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: BTC).

Vai trò của ngân hàng và các doanh nghiệp

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia (Tập đoàn toàn cầu về ứng dụng công nghệ hiện đại trong điện hóa, tự động hóa và số hóa - PV), nhấn mạnh quan điểm của mình tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024) rằng: “Tương lai bắt đầu từ hôm nay và bây giờ là lúc để chúng ta hành động. Tôi nghĩ rằng trong những năm vừa qua, chúng ta làm chưa đủ để làm giảm đi sự nóng lên của toàn cầu. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tương lai bền vững hơn cho thế hệ mai sau".

[Test] Phát triển kinh tế xanh, hướng đi bền vững của Tp.HCM trong tương laiGắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanhTham khảo thêm
Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanhGắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh