EU bắt đầu gửi 1,4 tỷ euro lợi nhuận từ tài sản đóng băng sang Ukraine

Admin

Liên minh châu Âu đã có động thái đầu tiên nhằm sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để viện trợ Ukraine.

Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh - ông Josep Borrell đã công bố đợt viện trợ đầu tiên cho Ukraine với số tiền 1,4 tỷ euro vào ngày 24/6.

Số tiền này đến từ lợi nhuận thu được từ tài sản bị đóng băng của Liên bang Nga, ấn phẩm Politico cho biết.

Theo các nguồn tin, ông Borrell đưa ra tuyên bố tương ứng tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU diễn ra tại Luxembourg. Quyết định này dựa trên thỏa thuận được EU thông qua vào ngày 21/6.

Như tờ Politico lưu ý, số tiền nói trên sẽ được gửi qua Đức, Đan Mạch và Cộng hòa Séc - những quốc gia này sẽ thực hiện các giao dịch cần thiết cho Ukraine.

Khoản hỗ trợ này sẽ là bước đầu tiên trong chuỗi hỗ trợ tài chính nhằm giúp đỡ Ukraine trong bối cảnh xung đột leo thang. Liên minh châu Âu, đang tìm cách cung cấp hỗ trợ toàn diện cho Kyiv và họ đang lên kế hoạch cho những đợt tiếp theo.

Theo tờ Politico, dự kiến đợt tiếp theo sẽ được chuyển giao vào mùa xuân năm 2025, ngoài Ý, Latvia, Romania thì sẽ có thêm Thụy Điển đóng vai trò trung gian.

Cơ chế phân bổ vốn giả định rằng các quốc gia này sẽ chịu trách nhiệm mua hàng hóa và dịch vụ mà Ukraine cần để ổn định nền kinh tế và tăng cường khả năng phòng thủ. Trước hết, chúng ta đang nói về việc cung cấp vũ khí, thiết bị y tế cũng như viện trợ nhân đạo.

EU bắt đầu gửi 1,4 tỷ euro lợi nhuận từ tài sản đóng băng sang Ukraine- Ảnh 1.

Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh - ông Josep Borrell.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng tuyên bố áp dụng gói trừng phạt thứ 14 chống lại Nga, văn bản liên quan đã được Hội đồng châu Âu chính thức phê duyệt.

Đợt cấm vận mới bao gồm hạn chế đối với việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga qua các cảng châu Âu, bước đi này nhằm mục đích tăng thêm áp lực lên nền kinh tế Nga.

Theo tuyên bố từ Hội đồng EU, gói biện pháp trừng phạt thứ 14 bao gồm các hạn chế bổ sung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đi kèm bước đi nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với công nghệ và thiết bị quan trọng.

Đặc biệt, ngăn chặn vận chuyển LNG qua các cảng châu Âu được coi là một trong những khía cạnh quan trọng nhất, bởi vì Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn.

Các công ty châu Âu sẽ nhận phần lớn khoản lợi nhuận thu được từ tài sản của Nga.

Theo Politico