Lương ngành nào cao nhất Việt Nam?

Admin

Lương lao động ngành công nghệ bán dẫn có thể lên đến cả trăm triệu đồng/tháng.

Hiện nay, Việt Nam đứng trước cơ hội đầu tư từ các "ông lớn" trong ngành công nghiệp bán dẫn trong khu vực và quốc tế, song cũng đối mặt thách thức cạnh tranh từ nhiều quốc gia trong khu vực. 

Để tận dụng thời cơ, Việt Nam đang đẩy nhanh và mạnh đầu tư đào tạo các kỹ sư bán dẫn nhằm củng cố và phát triển nguồn nhân sự phục vụ ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo...

Lương ngành nào cao nhất Việt Nam?- Ảnh 1.

Việt Nam đang đẩy nhanh đầu tư đào tạo các kỹ sư bán dẫn

Ghi nhận dữ liệu từ Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, hiện Việt Nam có gần 5.600 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn. Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn có mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư đến năm 2030. 

Điều này có nghĩa mỗi năm cả nước cần 10.000 kỹ sư bán dẫn đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nước chỉ mới đảm bảo được 50% mục tiêu nhân sự mỗi năm đề ra.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn, mức lương của kỹ sư trong ngành này tương đối cao, khởi điểm từ 15 - 20 triệu đồng/tháng và có thể tăng lên 50 - 70 triệu đồng/tháng sau 5-10 năm kinh nghiệm. 

Thậm chí ở cấp quản lý, mức lương có thể từ 100 - 200 triệu đồng/tháng. Đây có thể là mức lương hấp dẫn, được xem là cao nhất, nhì ở Việt Nam trong nhóm các ngành công nghiệp hiện nay.

Lương ngành nào cao nhất Việt Nam?- Ảnh 2.

Hiện nay, nguồn nhân lực trong nước chỉ mới đảm bảo được 50% mục tiêu nhân sự mỗi năm đề ra

Nhưng theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP HCM, do thị trường lao động về lĩnh vực vi mạch bán dẫn mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng. Thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp đầu tư (chủ yếu từ Mỹ). Điều này rất cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt từ phía Nhà nước.

Có 4 khó khăn, thách thức của ĐHQG TP HCM trong đào tạo ngành thiết kế vi mạch, đó là thu hút người học, chương trình đào tạo, thiếu chuyên gia giỏi đầu ngành, thiếu hệ thống các phòng thí nghiệm về thiết kế vi mạch để các phần mềm chia sẻ có thể dùng chung.